NHÀ TẠO MẪU TÓC BÍCH HOÀ “NGHỀ TÓC ĐÃ MANG ĐẾN CHO TOI SỰ SUNG TÚC”(Thời trang trẻ – Thế giới Mốt số 24 – 28/06/2008)

Từ khi đoạt giải nhất cuộc thi nhà tạo mẫu tóc xuất sắc năm 2000 đến bây giờ, sự nghiệp của chị đã thay đổi như thế nào?

Thực sự, khách hàngo đã biết đến tôi nhiều hơn và không chỉ là khách hàng trong tỉnh mà còn trên cả nước. Đặc biệt, để giữ được sự tin yêu của khách hàng cũng như lòng cảm phục của đồng nghiệp, tôi luôn có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp.

Tại sao chị lại chọn nghề tóc, do đam mê từ trước hay vì một sự tình cờ?

Ngay từ nhỏ tôi đã rất thích làm đẹp. Tôi thường lấy những mảnh vải  vụn làm thành búp bê bán cho cho các bạn cùng lứa, hay làm những kiểu tóc cho búp bê từ những miếng vải sa tanh đã rút sợi chỉ ngang. Khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi chỉ tập trung cho việc học, chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ vào con đường này. Đúng là do cái duyên thật, khi thi vào đại học Tài chính kế toán, dù chỉ thiếu 0,5 điểm nhưng tôi trượt đại học, vậy là chuyển từ việc cầm bút sang cầm kéo.

Từ Quảng Ninh, chị đã vào đến TP HCM học nghề, rồi quay về Quảng Ninh lập nghiệp sao chị không chọn đất Sài Thành lập nghiệp?

Vào năm 1986, ngành tóc tại TP HCM phát triển hơn rất nhiều so với khu vực miền Bắc. Tôi đã tới đó với mong muốn sẽ học được những kiểu tóc, kiểu trang điểm mới nhất để về làm đẹp cho bạn bè, người thân và phụ nữ tại tỉnh nhà. Chính vì mơ ước có tiệm tóc nổi tiếng với phong cách mới nhất trên đất mỏ này, tôi đã vào TP HCM học nghề của cô Võ Ngọc Khánh và trở về chứ không ở lại.

Tại sao chị lại yêu nghề này trong khi như chị nói chị đến với nghề do thi trượt đại học.

Khi bắt đầu học, tôi thấy rất say mê và yêu thích. Tôi nhớ khi học được một tháng, mẹ tôi vào thăm, bà đã lo lắng hỏi cô giáo khả năng của tôi thế nào. Câu trả lời của cô đã tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê, cháy mãi đến bây giờ và cả sau này, cô nói: “Con gái bà biết làm tóc từ trong bụng bà rồi”. Đó là lời khen, lời động viên rất lớn đối với tôi. Và càng ngày tôi càng thấy nghề này thật hấp dẫn, càng học càng khám phá ra nhiều điều thú vị và gắn bó với nó hơn. Chính vì câu nói của cô mà dù việc học hành gặp khó khăn nhưng tôi vẫn    luôn tự nhu: Mình sẽ làm giỏi và sẽ nổi  tiếng.

Ngoài làm salon tóc, hiện nay chị làm cả dịch vụ áo cưới, chị có gặp khó khăn khi bước vào một công việc ngoài “tóc”?

Tôi đã kinh doanh ở cả hai lĩnh vực này từ 22 năm nay, kể từ khi bắt đầu mở tiệm nên không có gì là khó khăn, có chăng chỉ là vấn đề về thời gian. Tiệm nhận làm tóc và trang điểm cho các cô dâu nên thường tôi phải làm việc từ rất sớm, nhiều khi 3,4 giờ sáng đã phải làm và làm đến tận tối mờa không có thời gian nghỉ.

Salon tóc của chị luôn là địa chỉ quen thuộc của nhiều doanh nhân va chính khách, chị có thể chia sẽ lý do vì sao có sự “nối kết” như thế?

Salon của tôi có không gian thông thoáng, sạch sẽ; được trang bị các dụng cụ hiện đại, chất lượng cao; đội ngũ thợ chuyên nghiệp, lành nghề, vì thế cso nhiều đối tượng khách hàng lui tới. Ngoài ra, tôi có số lượng khách hàng khá đông đã gắn bó với tôi 22 năm và bây giờ có thêm thế hệ kế tiếp của họ.

Có thể chị đã thành công với nghề, nhìn lại quãng đường đã qua, chị cảm thấy như thế nào?

Tôi cảm thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn!

Đối với những người thợ chưa có đủ vốn để ra riêng hay thu nhập từ nghề tóc còn hạn chế, là một người thành công trong nghề chị có lời khuyên như thế nào, thưa chị?

Trước hết hãy luôn có tâm, đam mê với nghề. Luôn trau dồi kiến thức tay nghề để trở thành thợ giỏi, bạn nên làm việc cho sa lon nào đó để có kinh nghiệm, và rồi thành công sẽ đến với bạn.

Câu nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề, chị có nghĩ người ta sẽ giàu lên từ nghề tóc không?

Sẽ giàu lên nếu thực sự giỏi nghề. Với tôi, nghề tóc đã mang lại cuộc sống sung túc.

Salon của chị rất nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhưng vì sao sau nhiều năm chị vẫn duy trì một salon duy nhất?

Mở thêm một vài salon ở vài địa điểm không khó đối với tôi. Tôi cũng như bao đồng nghiệp khác, khi đã có tên tuổi thì rất muốn mở thêm nhiều salon để thêm thu nhập và nhân rộng hình ảnh về mình. Nhưng tôi là phụ nữ, vẫn còn đó là trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, vì hạnh phúc gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Hơn nữa, tôi là người thích mọi thứ phải thật tròn trịa. Vì vậy, tôi chỉ duy trì một salon duy nhất tại nhà của mình.

Cuộc sống của gia đình chị đang rất ổn định, liệu chị có xem tóc như “như một cuộc dạo chơi” để dành thời gian chăm lo cho gia đình?

Một ngày làm việc trung bình 10 tiếng. Tôi chưa bao giờ xem đó là cuộc dạo chơi, chỉ có điều tôi thuận lợi khi làm việc tại nhà nên luôn có thời gian quan tâm đến cậu con trai thông minh, hiếu động và chăm sóc gia đình chu đáo.

Chị nghĩ gì khi có người nói: “Số tiền họ bỏ ra so với những gì mà salon chị mang lại cho họ không thoả đáng”?

Họ có quyền nhận xét và lựa chọn. Nhưng thực tế, lượng khách hàng của tôi luôn quá tải. Nhiều khách hàng phải đi lại vài lần hoặc chờ đợi vài tiếng đồng hồ để cắt tóc.

Một ngày chị có bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi?

Tôi không có thời gian để nghỉ ngơi, tôi chỉ có thời gian để ăn, mõi bữa khoảng 10-15 phút, thời gian nghỉ ngơi là vào chiều tối, ở sân tennis. Công việc luôn quá tải, nhiều lần làm việc quên ăn, quên nghỉ nên tôi đã phải trả giá bằng sức khoẻ của mình. Năm 1995, tôi bị suy nhược cơ thể phải nghỉ làm để điều trị mất một năm. Sau đợt bệnh tôi hiểu ra nhiều thứ, sức khoẻ là quan trọng hơn cả đối với tôi và gia đình nên tôi cần có thời gian tập luyện thể thao. Tôi đã tìm đến tennis.

Với người khác, bữa cơm gia đình là thời gian sum họp, còn chị, thời gian chơi thể thao lại lúc “họp nhà”.  Đó có phải là cách sum họp phù  hợp?

Mỗi nhà mỗi cảnh, thể thao tạo cho tôi và mọi người trong gia đình sức bền và tiếp thêm hứng khởi cho công việc mỗi ngày. Thường khi làm việc đến 6h30 là tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng nhưng ra sân tennis tôi lại thấy khoẻ ra. Tôi còn được Sở thể dục thể thao Quảng Ninh trao tặng giấy khen vì đã có  nhiều thành tích trong tập luyện và thi đấu thể thao nữa đấy.

Người ta thường đặt những mơ ước không thành hiện thực của mình vào con cái, chị sẽ đặt vào con chị hoài bão gì của mình? Chị sẽ hướng con cái vào việc gì sau này, thưa chị?

Việc học của con trai tôi – cháu Đỗ Hoàng Ngọc, luôn được tôi quan tâm nhất. Cháu cũng không phụ lòng mong mỏi của tôi khi  thường xuyên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tôi đang chuẩn bị cho cháu học ngành kinh doanh để theo đuổi công việc như bố sau này.

Chị suy nghĩ thế nào về hai chữ “hạnh phúc” trong gia đình chị?

Tôi tự hào về điều  này.

Chồng chị đang là chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh, chị là người luôn bên cạnh để giúp đỡ anh ấy. Theo chị, vai trò của một “bà xã” như thế nào?

Cũng giống như bao phụ nữ Việt Nam khác, tôi thích “núp sau lưng chồng”.

Nếu nói về sự quan trọng của nghề tóc đối với chị bằng một câu, chị sễ nói gì? Và một câu khác dành cho gia đình, đó là câu nói gì thưa chị?

Tôi hạnh phúc khi được làm nghề mình yêu thích nhưng gia đình sẽ luôn là quan trọng nhất đối với tôi. Nên chỉ gần gói gọn cả hai trong câu nói “Làm  nhiệt tình, yêu hết mình” thế là hạnh phúc rồi.

Thời trang trẻ – Thế giới Mốt số 24 – 28/06/2008

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline